IFRAME SYNC

Lan tỏa các mô hình thanh niên khởi nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao

Tại tỉnh Lai Châu, huyện đoàn Phong Thổ đã phối hợp với tổ chức Plan triển khai nhiều mô hình phát triển kinh tế góp phần làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đoàn viên, thanh niên người dân tộc thiểu số ở các địa phương, trong đó có mô hình sáng kiến khởi nghiệp nhóm thanh niên sản xuất kinh doanh chuối sấy ở xã Bản Lang.

Mô hình sản xuất kinh doanh chuối sấy ở xã Bản Lang  huyện Phong thổ tỉnh Lai Châu được thành lập với 12 thành viên là đoàn viên, thanh niên của 2 bản Nà Vàng và Ma Nghé có cùng mong muốn khởi nghiệp. Tận dụng lợi thế của địa phương là xã thuần nông, trên địa bàn xã có nhiều hộ nông dân trồng chuối, các thành viên tham gia mô hình thu gom quả chuối của các hộ thành viên để sản xuất thử nghiệm. Sau khi những sản phẩm chuối sấy giòn, sấy dẻo đạt chất lượng và được thị trường ưu chuộng, nhóm tiến hành mở rộng thu mua chuối với mục tiêu đảm bảo thu nhập và chuyển hướng sang chế biến số lượng lớn để phát triển bền vững hơn.

Mô hình sáng kiến khởi nghiệp nhóm thanh niên sản xuất kinh doanh chuối sấy ở xã Bản Lang được tổ chức Plan hỗ trợ triển khai thực hiện với kinh phí 100 triệu đồng, trong đó nhóm được hỗ trợ máy sấy chuối, máy hút chân không, cân điện tử, cân đồng hồ, tem mác sản phẩm, máy in ngày sản xuất và hạn sử dụng. Bên cạnh đó, các thành viên trong nhóm còn được hướng dẫn kỹ thuật sấy chuối, kỹ thuật bán hàng, ứng dụng khoa học công nghệ, trang thiết bị hiện đại vào nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, góp phần “tiếp lửa” cho ý tưởng khởi nghiệp của đoàn viên, thanh niên. Sau gần một năm thực hiện, mô hình sản xuất chuối sấy của đoàn viên, thanh niên xã Bản Lang đã có hai sản phẩm được bán ra thị trường là chuối sấy giòn và chuối sấy dẻo. Với giá bán sản phẩm chuối sấy dẻo là 100 nghìn đồng/kg, chuối sấy giòn là 150 nghìn/kg bước đầu mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các thành viên trong nhóm

Còn đây là những hình ảnh của mô hình kinh doanh nuôi cầy vòi hương của anh Lưu Mạnh Cường tại thôn Trại Vòng, xã Quang Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.

Khi bắt đầu khởi nghiệp, đồng vốn và kinh nghiệm chăn nuôi còn hạn chế, anh Cường chỉ tiến hành nuôi với số lượng hạn chế cầy vòi hương bố mẹ. Với phương châm vừa làm vừa học hỏi , mô hình chăn nuôi con đặc sản có quy mô ngày càng lớn theo từng năm. Quy mô chuồng trại cũng được đầu tư mở rộng với tổng diện tích trên 360 mét vuông. Hiện cơ sở của anh Cường đang nuôi 300 cá thể cầy vòi hương, trong đó có 100 cặp bố mẹ. Trung bình mỗi năm sinh sản trên 200 cá thể con/năm. Đây là một trong những loài vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao đứng đầu trong những loài vật nuôi hợp pháp hiện nay.

Cầy vòi hương là loài vật thích sống riêng lẻ nên các con trưởng thành phải được nuôi trong từng ô chuồng riêng biệt để chúng có không gian vận động. Bên cạnh đó, chuồng trại nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát. Cầy vòi hương có khả năng đề kháng cao, ít bệnh tật. Điểm đáng chú ý là hiện tại, anh Cường đã làm chủ được kỹ thuật nuôi và nhân giống cầy vòi hương, cũng như đủ điều kiện để cung ứng con giống cho bà con nhân dân có nhu cầu. Không chỉ khởi nghiệp thành công, anh Cường còn giải quyết việc làm cho một số lao động tại địa phương. Mỗi năm, cầy vòi hương mẹ đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 1 đến 5 con. Cầy vòi hương giống nuôi khoảng 3 tháng có giá bán từ 13 đến 15 triệu đồng/cặp. Sau khi trừ chi phí, cho lợi nhuận từ 700 đến 800 triệu đồng.

Từ thành công bước đầu, trong thời gian tới, anh Cường sẽ tiếp tục mở rộng mô hình chăn nuôi cầy vòi hương và nâng cao số lượng cung cấp con giống, chia sẻ kinh nghiệm cho những bạn trẻ và bà con muốn khởi nghiệp từ mô hình nuôi con đặc sản này.
————-
● Fanpage:
https://www.facebook.com/NhipSongTre01
https://www.facebook.com/thanhnienso1
https://www.facebook.com/MusicFairYoutube/
● Youtube:
https://www.youtube.com/@musicfair3679
https://www.youtube.com/@tvnhipsongtre5448
————-
#nhipsongtre #thanhnienso #musicfair

IFRAME SYNC